Ba vị trí mà người nội trợ di chuyển nhiều nhất trong khu vực bếp chính là bếp nấu, chậu rửa bát và tủ lạnh. Dựa vào tính chất của các vị trí đó mà nguyên tắc tam giác bếp đã được ra đời và được ứng dụng phổ biến từ năm 1950.
Tam giác bếp hay được biết đến là tam giác làm việc là một nguyên tắc tiêu chuẩn để bố trí và sắp xếp nhà bếp hiệu quả, vừa thuận tiện công năng và đáp ứng tính thẩm mỹ. Đặc biệt nó còn có tác dụng giúp việc di chuyển của người nội trợ là ngắn nhất. Cùng Byzan tìm hiểu nguyên tắc tam giác bếp trong thiết kế nội thất hiện đại qua bài viết sau:
Khu vực quan trong thiết kế phòng bếp
Trước khi thiết kế không gian nội thất phòng bếp KTS cần tính toán kỹ lưỡng khoảng cách, cách bố trí 3 vị trí trong tam giác bếp để công việc nhà bếp được thực hiện một cách thuận tiện và hiệu quả.

- Khu vực nấu (bếp nâu)
- Khu vực rửa (chậu rửa)
- Khu vực lưu trữ thực phẩm (tủ lạnh, giá lưu trữ đồ khô)
Tam giác bếp được hình thành khi nối 3 vị trí trên. Và để tam giác bếp đạt hiệu quả cao nhất khi 3 khu vực này càng gần nhau càng tốt.
Tam giác hiệu quả trong từng loại hình bếp
Ngày nay thiết kế nội thất phòng bếp phổ biến với 5 loại hình bếp từ bếp chữ I, bếp chữ L, bếp chữ U, bếp chữ G và bếp song song. Dù là loại hình nào thì nguyên tắc tam giác bếp vẫn được áp dụng để tối ưu hóa công năng và rút ngắn khoảng cách giúp việc làm bếp trở nên thuận tiện nhất.

Nguyên tắc hiệu quả trong tam giác bếp
Sẽ có những nguyên tắc giúp việc thiết kế trở nên thuận tiện và công năng khu vực bếp đạt hiệu quả tốt nhất. Do đó bạn cần ghi nhớ một số chú ý sau:
- Khoảng cách giữa 2 điểm của tam giác bếp cách nhau từ 1,2m – 2,7m
- Tổng chiều dài 3 cạnh của tam giác bếp khoảng 4m – 7,9m
- Tủ hay các chướng ngại vật khác không được cắt bất kỳ chân tam giác lớn hơn 30cm
- Bố trí khoảng di chuyển trong tam giác bếp thật thông thoáng

Nguyên tắc cơ bản khi thiết kế tủ bếp
Công năng khu vực bếp không chỉ dựa vào đánh giá về cách bố trí tam giác bếp, chúng ta cần lưu ý tới cách thiết kế hệ thống tủ bếp sao cho phù hợp cấu trúc ngôi nhà và mang tới cảm giác thoải mái khi sử dụng. Có một số nguyên tắc cơ bản cần nắm được khi thiết kế tủ bếp:
- Khu vực chế biến thức ăn đặt cách bồn rửa ít nhất 90cm
- Khu vực bếp nấu có khoảng cách hai bên ít nhất là 30cm và 38cm
- Bồn rửa có khoảng cách ít nhất hai bên là 45cm và 60cm
- Khoảng cách bàn, bán đảo tới tủ bếp và các thiết bị ít nhất 120cm
- Khoảng không gian sử dụng cho tủ lạnh ít nhất là 38cm. Khoảng cách từ mặt bàn bếp không quá 120cm so với tủ lạnh.

Mở rộng quy tắc tam giác làm việc trong thiết kế phòng bếp
Ngày nay diện tích phòng bếp có phần bị hạn chế. Do đó để đáp ứng đầy đủ công năng và đạt hiệu quả cao khi sử dụng thì mỗi khu vực bếp cần được bố trí, phân chia rõ ràng. Và tất nhiên một không gian bếp hiện đại không chỉ có 3 khu vực chức năng là bếp nấu, chậu rửa và tủ lạnh. Nó còn được bố trí thêm một số khu vực chức năng khác để đáp ứng nhu cầu sử dụng mà không làm thay đổi nguyên tắc tam giác bếp.
5 khu vực cần thiết trong một không gian bếp:
- Khu vực để thực phẩm: Nơi chứa thực phẩm tươi như thịt, cá, rau củ, đồ hộp,…
- Khu vực để đồ dùng: Khu vực đựng dao, thớt, nồi xoong, chảo,…
- Khu vực chậu rửa: Là nơi làm sạch thực phẩm
- Khu vực chế biến thực phẩm: Là nơi sơ chế đồ ăn trước khi nấu
- Khu vực bếp nấu: Là nơi nấu chín thức ăn

Trên đây là những chia sẻ của Nội thất Byzan về cách bố trí chức năng của khu vực bếp theo nguyên tắc tam giác bếp. Hy vọng với những thông tin bổ ích có thể giúp bạn tự tay hoàn thiện nội thất căn bếp cho tổ ấm của mình. Tuy nhiên nếu gặp phải khó khăn trong việc thiết kế nội thất hãy liên hệ tới số hotline 1900.0238 – 0932.262.123 của Byzan, với đội ngũ kiến trúc sư tài năng, giàu kinh nghiệm chúng tôi sẽ giúp bạn khắc phục mọi khó khăn trong ngôi nhà của mình.
Có thể bạn quan tâm